14 October 2022

7 mins read

Niềng răng nhổ răng số 4 có nên không? Khi nào nhổ? | Zenyum VN

Niềng răng nhổ răng số 4 là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi thông thường, một số trường hợp niềng răng bắt buộc nhổ răng, các bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ răng ở vị trí này. Tìm hiểu một số thông tin xoay quanh vai trò của răng số 4 và nhổ răng số 4 có nguy hiểm không qua bài viết bên dưới.

Nội dung chính

Răng số 4 là răng nào? Có vai trò gì?

Răng số 4 là răng nào?

Răng số 4 là răng cối nhỏ thứ nhất nằm trên khuôn hàm, hay còn được gọi với tên gọi khác là răng tiền hàm. Răng số 4 có 4 chiếc, chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Răng này có kích thước tương đối nhỏ, nằm ở giữa cạnh răng số 3 và răng hàm số 5.

>>> Xem thêm: Răng số 5 là răng nào? Có thay hay không? Nhổ có nguy hiểm không

Răng số 4 có vai trò gì?

◾ Ở giai đoạn răng sữa: Răng số 4 có vai trò trong quá trình nghiền nát thức ăn. Lúc này, giọng nói và cách phát âm vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên răng số 4 còn góp phần hỗ trợ cho việc phát âm chuẩn hơn. Ngoài ra, răng số 4 còn giúp giữ khoảng cách cho răng vĩnh viễn.

◾ Ở giai đoạn răng trưởng thành: Răng số 4 sẽ kết hợp cùng răng số 5 để đảm nhiệm chức năng ăn, nhai và nghiền xé thức ăn.

>>> Xem thêm:

◾Niềng răng mất bao lâu thì có được hàm răng đều đẹp

◾Niềng răng trong suốt bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết

◾Bảng giá niềng răng trả góp lãi suất 0%, chỉ từ 100k/ngày với Zenyum

◾Quy trình niềng răng diễn ra mấy giai đoạn? Mất bao lâu

◾Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào đau nhất khi niềng răng?

răng số 4 là răng nào

Răng số 4 là răng cối nhỏ thứ nhất nằm trên khuôn hàm (Nguồn: Sưu tầm)

Niềng răng nhổ răng số 4 để làm gì? Khi nào nhổ?

Khi niềng răng, trong một số trường hợp cần tạo khoảng trống trên khuôn hàm để răng có thể dịch chuyển về đúng vị trí tốt hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4. Bởi vị trí răng này nằm giữa cung hàm răng nên khi nhổ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các răng có khoảng trống di chuyển như mong muốn. Hơn thế nữa, khi nhổ răng số 4, răng số 5 vẫn thực hiện tốt chức năng ăn, nhai, nghiền thức ăn như bình thường.

Niềng răng nhổ răng số 4 hay không còn phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể để bác sĩ có thể đưa ra giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải những trường hợp như sau thì có thể sẽ được chỉ định nhổ răng số 4 để có đủ khoảng trống kéo răng:

◾ Răng mọc lộn xộn, chen chúc.

Răng móm, răng hô.

Lệch khớp cắn, khớp cắn sâu,…nghiêm trọng.

Tùy vào tình trạng răng của mỗi người mà số lượng răng số 4 cần nhổ sẽ khác nhau.

nhổ răng sẽ được chỉ định tùy vào ca niềng khác nhau

Những tình trạng răng thường được chỉ định nhổ răng số 4 để tạo khoảng trống kéo răng

Nhổ răng số 4 có đau không? Có gây nguy hiểm không?

Do răng số 4 không đóng nhiều vai trò trong việc nghiền nát thức ăn nên khi nhổ đi, trong thời gian đầu, bạn có thể chưa quen nên cảm thấy hơi khó chịu. Tuy nhiên, chức năng nhai cắn cũng như sức khỏe răng miệng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ đúng theo những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ thì sẽ giúp hạn chế các biến chứng hay ảnh hưởng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những nơi uy tín, có công nghệ máy móc hiện đại cũng như trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao nhằm đảm bảo các thao tác thực hiện nhổ răng đúng chuẩn nhất, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình nhổ răng.

Niềng răng có đau không - giai đoạn điều trị tổng quát

Nên chọn những nơi uy tín, có công nghệ hiện đại và chuyên môn kỹ thuật cao để đảm bảo an toàn khi nhổ răng số 4

Làm gì sao khi nhổ răng số 4 để không gây biến chứng?

Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng số 4, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

◾ Tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ sau khi nhổ răng, từ việc chăm sóc vết nhổ đến việc ăn uống uống trong 5 – 7 ngày sau đó.

◾ Tránh chạm vào vị trí nhổ răng khi vệ sinh răng miệng.

◾ Nên sử dụng những loại thức ăn mềm, lỏng, không phải hoạt động khớp cắn nhiều trong 2 – 3 ngày đầu.

◾ Nếu cảm thấy nhức răng sau khi nhổ thì tùy từng trường hợp có thể yêu cầu bác sĩ kê một chút thuốc giảm đau để sử dụng.

>> Xem thêm:
Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Giá bao nhiêu

tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế biến chứng nhổ răng

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ sau nhổ răng để hạn chế biến chứng xảy ra

Hạn chế tối đa việc nhổ răng khi niềng cùng Zenyum

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp niềng răng hạn chế tối đa việc nhổ răng khi niềng nhưng vẫn đảm bảo kết quả niềng được tối ưu thì niềng răng trong suốt Zenyum chính là gợi ý phù hợp dành cho bạn.

Thông thường, với phương pháp niềng răng truyền thống, bạn cần phải nhổ một vài răng để tạo khoảng trống cho việc kéo răng. Với Zenyum, việc nhổ răng sẽ được hạn chế tối đa. Thay vào đó, Zenyum sử dụng kỹ thuật mài kẽ IPR, nghĩa là bác sĩ sẽ dùng mũi mài chuyên dụng để mài các mặt bên của răng và men răng nhằm tạo khoảng trống vừa đủ cho răng di chuyển. Điều này giúp đảm bảo giữ lại răng trường thành nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, với các tình trạng phức tạp, nếu IPR không tạo đủ khoảng trống thì sẽ khuyến nghị việc nhổ răng.

IPR 最多只會將牙齒兩側的琺瑯質磨掉

Niềng răng trong suốt Zenyum sử dụng kỹ thuật mài kẽ IPR giúp hạn chế nhổ răng (trừ một vài trường hợp) nhưng vẫn đảm bảo kết quả niềng tối ưu

Với liệu trình niềng răng hiệu quả và hiện đại, Zenyum cam kết chi phí được giữ ở mức hợp lý, 45.000.000 VNĐ cho các tình trạng răng trung bình và từ 66.000.000 VNĐ cho các trường hợp răng phức tạp hơn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn đồng hành cùng Zenyum.

Niềng răng trong suốt Zenyum có mức giá hợp lý, được công khai rõ ràng, minh bạch

Trên đây là các thông tin về vấn đề niềng răng nhổ răng số 4. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích để lên kế hoạch chỉnh nha cũng như lựa chọn được hình thức niềng phù hợp với nhu cầu của bản thân, sớm có được nụ cười mơ ước.

Để biết thêm thông tin và tham gia liệu trình với Zenyum, đánh giá răng miễn phí ngay tại đây

Tìm hiểu thêm về Zenyum?

Chỉ mất 5 phút để thực hiện ĐÁNH GIÁ RĂNG

bạn sẽ biết mức độ phù hợp của mình với Zenyum. 

Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!

* Lưu ý: Mọi thông tin được trình bày tại bài viết này không phải là lời khuyên trực tiếp từ các Chuyên gia y tế. Nếu cần lời khuyên và tư vấn cụ thể cho vấn đề của bạn, vui lòng liên hệ trực tiếp các Chuyên gia và Bác sĩ có chuyên môn. Tuỳ tình trạng và cấp độ mà các phương pháp Zenyum có thể giải quyết vấn đề răng với độ hiệu quả khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

Ngôn ngữ

Niềng răng nhổ răng số 4 có nên không? Khi nào nhổ? | Zenyum VN

Miễn trừ trách nhiệm

* Bài viết này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại bài viết này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

免責聲明

本設備或軟件不會用作任何醫療用途(包括任何醫療狀況或疾病的檢測、診斷、監測、管理或治療)。 此設備或軟件提供的任何與健康相關的信息不應被視為醫療建議。 請諮詢醫生以獲取所需的任何醫療建議。

This site is registered on wpml.org as a development site.