22 September 2022

8 mins read

Răng số 5 là răng nào? Có thay hay không? Nhổ có nguy hiểm không | Zenyum VN

Răng số 5 là răng gì? Khi mất răng số 5 có làm sao không? Nhổ răng số 5 có nguy hiểm không? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây chia sẻ một số thông tin hữu ích xoay quanh vị trí răng này. Cùng khám phá ngay.

Nội dung chính

Răng số 5 là răng nào?

Răng số 5 là răng cối nhỏ thứ hai, có vị trí nằm giữa răng số 6 và số 4. Răng số 5 còn gọi là răng tiền hàm số 2 trong sơ đồ vị trí răng trên cung hàm.

Cùng với răng số 6, 7 thì răng số 5 cũng có chức năng giúp quá trình ăn nhai, nghiền nát thức ăn diễn ra thuận lợi. Vì thế, có thể thấy, răng số 5 đóng vai trò quan trọng trên khuôn hàm, ngang với răng cấm và răng số 7.

Răng số 5 là răng cối nhỏ thứ 2, nằm sát bên răng số 6 (Nguồn: Sưu tầm)

Răng số 5 có thay hay không?

Trên thực tế, răng số 5 thường mọc ở độ tuổi từ 2 – 3 tuổi. Đến năm 10 – 12 tuổi, răng số 5 sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn và không có sự thay đổi nào sau đó nữa (trừ trường hợp mất răng).

Độ tuổi thay răng số 5 thường phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng người, do đó, nếu như trẻ thay răng không đúng thời điểm (sớm hơn hoặc trễ hơn) thì phụ huynh cũng đừng quá lo lắng.

Có nhổ răng số 5 được hay không?

Răng số 5 giữ vai trò khá quan trọng trên khuôn hàm, hỗ trợ cho việc ăn nhai, nghiền thức ăn. Do đó, đối với răng này bác sĩ thường lựa chọn các phương pháp xử lý giúp bảo tồn răng gốc tối đa thay vì phương pháp nhổ răng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp răng số 5 sẽ được nhổ để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng.

Những trường hợp cần nhổ răng số 5

Một số trường hợp phổ biến được nha sĩ chỉ định nhổ răng số 5:

◾ Răng số 5 bị sâu răng nặng gây tổn thương đến tủy răng và không thể điều trị.

◾ Răng số 5 lung lay hoặc vỡ, không có sự biến chuyển dù đã can thiệp nhiều phương pháp cải thiện.

◾ Răng số 5 mọc ngầm, hình thành u nang dưới nướu.

◾ Nhổ răng số 5 để chỉnh nha trong trường hợp không đủ khoảng trống trên khuôn hàm.

◾ Răng số 5 bị nhiễm trùng hoặc gặp các vấn đề nghiêm trọng khác gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, không chữa được bằng những phương pháp khác.

chết tuỷ răng

Nếu răng số 5 bị sâu và gây tổn thương đến tủy thì cần loại bỏ bằng giải pháp nhổ răng (Nguồn: Sưu tầm)

Nhổ răng số 5 có nguy hiểm không?

Khác với răng khôn, việc nhổ răng số 5 không quá phức tạp. Nhổ răng số 5 có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, điển hình như:

Dụng cụ nhổ răng: Nếu nhổ răng với các dụng cụ thô sơ, không được sát trùng kỹ càng có thể gây ra các tác động xấu. Bởi chỉ cần tác động không chuẩn xác vào nướu và chân răng thì một số vấn đề sẽ phát sinh. Do đó, để đảm bảo ngăn chặn các rủi ro xảy ra, bạn cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín có các trang thiết bị hiện đại.

Trình độ của nha sĩ: Nếu nha sĩ không có kinh nghiệm chuyên môn tốt, việc nhổ răng số 5 sẽ có thể có nhiều rủi ro.

Để cho việc nhổ răng số 5 diễn ra suôn sẻ, bạn nên lựa chọn các nha sĩ hoặc nha khoa có uy tín.

>>> Tham khảo thêm: Có nên nhổ răng khôn khi niềng răng trong suốt?

điều trị răng hô nặng

Nhổ răng số 5 có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của nha sĩ và cơ sở thực hiện (Nguồn: Sưu tầm)

Mất răng số 5 lâu ngày có ảnh hưởng gì không?

Răng số 5 giữ chức năng khá quan trọng trên cung hàm, do đó, khi mất răng số 5 sẽ dẫn đến các tình trạng sau:

◾ Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, gặp khó khăn khi nghiền nhỏ thức ăn, từ đó, dẫn tới căn bệnh đau dạ dày, tá tràng,…

◾ Dễ gây nên các bệnh lý về răng do răng số 5 mất đi sẽ để lại khoảng trống. Thức ăn thừa không được làm sạch dễ mắc lại, tích tụ vi khuẩn, dẫn đến việc bị sâu các răng bên cạnh hoặc bị hôi miệng.

◾ Ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cho khuôn mặt. Điều này là do khi răng mất đi để lại khoảng trống trên cung hàm, khiến lực ăn nhai phân bố không đều nên dễ dẫn tới tình trạng lệch khớp cắn.

ưu và nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Mất răng số 5 lâu ngày dễ gây nên các bệnh lý về răng do thức ăn từa mắc vào khoảng trống, khiến vi khuẩn có điều kiện tích tụ

Cách khôi phục răng số 5 sau khi nhổ

◾ Trồng implant: Đây là phương pháp hiện đại không chỉ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn giúp khôi phục khả năng ăn nhai rất tốt. Mỗi chiếc răng implant có cấu tạo gồm 3 phần: trụ implant, khớp nối Abutment và thân răng phục hình sứ. Độ bền chắc của răng implant vô cùng cao. Thời gian sử dụng lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn.

◾ Làm cầu răng sứ: Cầu răng sứ được gắn cố định trên cung hàm bằng xi măng nha khoa. Điểm cần lưu ý là bạn cần đảm bảo độ chắc khỏe của 2 răng trụ bên cạnh vị trí mất răng. Khi làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng kế cận răng đã mất để làm trụ nâng đỡ cho dãy cầu sứ. Do đó, tình trạng tổn thương tủy răng, dễ bị viêm nướu, ê buốt sau khi mài cùi có khả năng xảy ra cao.

◾ Dùng hàm giả tháo lắp: Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồm 2 phần nền hàm/ khung hàm và răng sứ. Phương pháp này phù hợp với đối tượng người già hoặc những người có sức khỏe răng miệng yếu. Tuy nhiên, đặc điểm của răng tháo lắp khá yếu nên bạn không sử dụng những thực phẩm quá cứng hoặc dai. Ngoài ra, nếu không thường xuyên vệ sinh răng miệng kỹ càng dễ gặp phải tình trạng hơi thở có mùi.

Độ bền chắc của răng implant vô cùng cao nên thường được ứng dụng để khôi phục răng số 5 sau khi nhổ

Trên đây là các thông tin về răng số 5 và các giải pháp giúp khôi phục răng số 5 sau khi nhổ. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ tìm được phương pháp phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của bản thân.

Để biết thêm thông tin và tham gia liệu trình với Zenyum, đánh giá răng miễn phí ngay tại đây.

Tìm hiểu thêm về Zenyum?

Chỉ mất 5 phút để thực hiện ĐÁNH GIÁ RĂNG

bạn sẽ biết mức độ phù hợp của mình với Zenyum. 

Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!

* Lưu ý: Mọi thông tin được trình bày tại bài viết này không phải là lời khuyên trực tiếp từ các Chuyên gia y tế. Nếu cần lời khuyên và tư vấn cụ thể cho vấn đề của bạn, vui lòng liên hệ trực tiếp các Chuyên gia và Bác sĩ có chuyên môn. Tuỳ tình trạng và cấp độ mà các phương pháp Zenyum có thể giải quyết vấn đề răng với độ hiệu quả khác nhau.

Bạn muốn biết rõ hơn về Zenyum?

Đánh giá răng MIỄN PHÍ ngay!

  • Hidden
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Ngôn ngữ

Răng số 5 là răng nào? Có thay hay không? Nhổ có nguy hiểm không | Zenyum VN

Miễn trừ trách nhiệm

* Bài viết này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại bài viết này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

免責聲明

本設備或軟件不會用作任何醫療用途(包括任何醫療狀況或疾病的檢測、診斷、監測、管理或治療)。 此設備或軟件提供的任何與健康相關的信息不應被視為醫療建議。 請諮詢醫生以獲取所需的任何醫療建議。

This site is registered on wpml.org as a development site.