22 July 2022

8 mins read

Thun niềng răng là gì? Tại sao cần sử dụng trong lúc niềng | Zenyum VN

Thun niềng răng là một trong những khí cụ chỉnh nha có vai trò quan trọng trong quá trình niềng răng để kết quả sau niềng được tối ưu. Dù vậy, nhiều người vẫn còn thắc mắc về khái niệm thun niềng răng là gì cũng như công dụng mà loại khí cụ này mang lại. Để tìm hiểu câu trả lời chính xác, đọc ngay bài viết bên dưới đây.

Nội dung chính

Thun niềng răng là gì?

Thun niềng răng là gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, đây là một trong những khí cụ chỉnh nha có vai trò quan trọng trong khi niềng răng, giúp tạo ra sự liên kết chắc chắn giữa dây cung và mắc cài, giúp quá trình kéo chỉnh răng diễn ra ổn định, mang đến kết quả niềng răng tối ưu.

Thun niềng răng thường được làm từ chất liệu cao su y tế cao cấp nên an toàn với sức khỏe người sử dụng. Ở giai đoạn đầu khi đeo thun niềng răng, bạn có thể có cảm giác hơi khó chịu. Nhưng sau khi thích nghi dần thì bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

thun niềng răng là khí cụ cần thiết

Thun niềng răng là khí cụ chỉnh nha giúp tạo sự liên kết giữa dây cung và mắc cài (Nguồn: Sưu tầm)

Vì sao cần sử dụng thun trong giai đoạn niềng răng?

Thun niềng răng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chỉnh nha, có thể ảnh hưởng đến kết quả niềng răng nên bạn cần tuân thủ khuyến nghị về việc sử dụng loại thun này trong khi niềng.

Thun niềng răng có công dụng như sau:

◾ Tạo lực kéo hỗ trợ cùng với dây cung niềng răng kéo chỉnh răng về vị trí mong muốn trên khuôn hàm.

◾ Giúp vị trí của hàm trên và hàm dưới sát khít lại với nhau để tạo sự tương quan giữa hai khớp cắn.

◾ Kéo các răng mọc chếch phía trên xương hàm hoặc răng khểnh về đúng vị trí chuẩn trên cung răng.

>>> Xem thêm:
Niềng răng sứ là gì? Tìm hiểu ưu và nhược điểm
Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào đau nhất?
Chi phí niềng răng hô nhẹ là bao nhiêu?
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc là gì?

niềng răng mắc cài kim loại

Thun niềng răng giúp vị trí của hàm trên và hàm dưới sát lại với nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Phân loại thun niềng răng

Thun để tách kẽ răng

Thun để tách kẽ thường được chỉ định để chèn vào những vị trí các răng cối. Loại thun này được làm bằng kim loại hoặc dây cao su. Thun tách kẽ giúp tạo khoảng trống vừa đủ giữa các răng, hỗ trợ cho quá trình di chuyển răng về đúng vị trí trên khuôn hàm.

Thun để buộc mắc cài

Thun để buộc mắc cài còn gọi là thun chuỗi với vẻ ngoài giống mảnh dài cao su có các vòng liên kết với nhau. Thun để buộc tạo sự kết nối giữa mắc cài này với mắc cài khác để tạo thành chuỗi ở giữa vị trí các răng, từ đó, giúp sắp xếp lại răng chạy dọc theo hình vòm miệng, đóng các khoảng thưa giữa những nhóm răng trong cùng một thời điểm.

Thun liên hàm

Thun liên hàm thường được làm bằng cao su cao cấp nên có độ bền và tính đàn hồi tốt. Loại thun này sẽ được gắn nối từ hàm trên xuống hàm dưới với mục đích tạo ra lực kéo có tác động vừa đủ để răng dịch chuyển. Thun liên hàm được chỉ định khi răng có xu hướng mọc lệch hẳn lên trên để giúp điều chỉnh khớp cắn giữa hai cung hàm.

thun liên hàm

Thun liên hàm giúp tạo lực kéo tác động vừa đủ để răng dịch chuyển (Nguồn Sưu tầm)

Cách gắn thun niềng răng

Trong quá trình đeo thun niềng răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau để đảm bảo kết quả niềng đúng như mong đợi:

◾ Nên thay thun niềng răng từ 2 – 3 lần/ngày, thời gian thay dây tối thiểu là 12 tiếng/lần nhằm đảm bảo sự đàn hồi của dây thun.

◾ Tháo thun khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng để không bị vướng víu.

◾ Không há miệng quá to khi đang đeo dây thun bởi dây có thể bị đứt và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi, răng và nướu.

◾ Vệ sinh miệng và tay sạch sẽ trước khi thay dây thun.

◾ Không nên đeo nhiều thun một lúc tại một vị trí bởi lực tạo ra mạnh có thể khiến răng bị ảnh hưởng.

◾ Ăn thức ăn dạng mềm, dễ nuốt. Tránh thực phẩm cứng khiến tình trạng rớt hoặc đứt dây thun xảy ra.

◾ Tái khám đúng hẹn hoặc đến ngay nha khoa để được hỗ trợ nếu xảy ra dấu hiệu bất thường khi đang đeo thun niềng răng.

vệ sinh răng trước khi đeo thun

Quy trình bắt vít bao gồm bước chụp X – quang để khảo sát cấu trúc xương hàm

Lưu ý khi dùng thun niềng răng

Trong quá trình đeo thun niềng răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau để đảm bảo kết quả niềng đúng như mong đợi:

◾ Nên thay thun niềng răng từ 2 – 3 lần/ngày, thời gian thay dây tối thiểu là 12 tiếng/lần nhằm đảm bảo sự đàn hồi của dây thun.

◾ Tháo thun khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng để không bị vướng víu.

◾ Không há miệng quá to khi đang đeo dây thun bởi dây có thể bị đứt và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi, răng và nướu.

◾ Vệ sinh miệng và tay sạch sẽ trước khi thay dây thun.

◾ Không nên đeo nhiều thun một lúc tại một vị trí bởi lực tạo ra mạnh có thể khiến răng bị ảnh hưởng.

◾ Ăn thức ăn dạng mềm, dễ nuốt. Tránh thực phẩm cứng khiến tình trạng rớt hoặc đứt dây thun xảy ra.

◾ Tái khám đúng hẹn hoặc đến ngay nha khoa để được hỗ trợ nếu xảy ra dấu hiệu bất thường khi đang đeo thun niềng răng.

vệ sinh răng trước khi đeo thun

Cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi deo dây thun

Zenyum - niềng trong suốt hiệu quả không cần sử dụng thun

Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp niềng răng không cần sử dụng thun vì bạn e sợ tình trạng đứt thun hay vướng víu do dây thun niềng răng gây ra thì có thể tham khảo ngay giải pháp niềng răng trong suốt Zenyum. Được biết đến là hình thức chỉnh nha hiện đại từ Singapore, Zenyum mang đến quy trình niềng răng tiện lợi, cải thiện được nhiều điểm bất tiện so với niềng răng mắc cài truyền thống.

Thay vì sử dụng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài, niềng răng trong suốt Zenyum sử dụng bộ khay niềng trong suốt, có khả năng tháo lắp dễ dàng, giúp bạn thoải mái khi ăn uống và vệ sinh trong khi niềng răng. Một điểm cộng lớn của Zenyum đó là nếu đến cuối liệu trình, răng chưa dịch chuyển đúng như phác đồ điều trị thì Zenyum sẽ hỗ trợ in thêm khay niềng miễn phí cho đến khi răng dịch chuyển đúng theo mong muốn của bạn. Đây chính là những lý do khiến niềng răng trong suốt Zenyum được nhiều người tin tưởng và lựa chọn hiện nay, kết quả cho thấy cũng rất khả quan.

niềng răng với Zenyum

Niềng răng trong suốt Zenyum mang đến liệu trình niềng răng không cần chun nhưng vẫn đảm bảo kết quả tối ưu

Niềng răng trong suốt Zenyum có 2 giải pháp chuyên biệt phù hợp với mức độ răng của bạn, đó là ZenyumClear™ZenyumClear™ Plus.

ZenyumClear™: với chi phí 45.000.000 VNĐ, ZenyumClear™ được sử dụng cho các trường hợp từ nhẹ đến trung bình, chủ yếu giúp cải thiện, điều chỉnh thẩm mỹ cho 10 răng tiền hàm trên và dưới, căn chỉnh giúp răng trở nên đều và đẹp hơn.

◾ ZenyumClear™ Plus: Phương pháp này thích hợp sử dụng cho các trường hợp phức tạp hơn như khớp cắn sâu, răng chen chúc nhiều, mọc lệch hay khấp khểnh nặng. Chi phí niềng răng sẽ từ 66.000.000 VNĐ. Do đó, nếu răng của bạn đang trong trạng thái phức tạp, có thể bắt đầu với ZenyumClear™ Plus với các nút gia lực có thể điều chỉnh răng hiệu quả.

Niềng răng trong suốt Zenyum mang đến trải nghiệm niềng răng thuận tiên, thoải mái

Trên đây là các thông tin giúp giải đáp thun niềng răng là gì cũng như công dụng của loại khí cụ này. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có những nhận định khách quan hơn về giải pháp niềng răng chỉnh nha, đồng thời, sớm lựa chọn được hình thức niềng răng ưng ý để mau chóng có được nụ cười thẩm mỹ.

Để biết thêm thông tin và tham gia liệu trình với Zenyum, đánh giá răng miễn phí ngay tại đây.

Tìm hiểu thêm về Zenyum?

Chỉ mất 5 phút để thực hiện ĐÁNH GIÁ RĂNG

bạn sẽ biết mức độ phù hợp của mình với Zenyum. 

Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!

* Lưu ý: Mọi thông tin được trình bày tại bài viết này không phải là lời khuyên trực tiếp từ các Chuyên gia y tế. Nếu cần lời khuyên và tư vấn cụ thể cho vấn đề của bạn, vui lòng liên hệ trực tiếp các Chuyên gia và Bác sĩ có chuyên môn. Tuỳ tình trạng và cấp độ mà các phương pháp Zenyum có thể giải quyết vấn đề răng với độ hiệu quả khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

Ngôn ngữ

Thun niềng răng là gì? Tại sao cần sử dụng trong lúc niềng | Zenyum VN

Miễn trừ trách nhiệm

* Bài viết này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại bài viết này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

免責聲明

本設備或軟件不會用作任何醫療用途(包括任何醫療狀況或疾病的檢測、診斷、監測、管理或治療)。 此設備或軟件提供的任何與健康相關的信息不應被視為醫療建議。 請諮詢醫生以獲取所需的任何醫療建議。

This site is registered on wpml.org as a development site.