18 February 2022

7 mins read

10 Cách Giảm Đau Khi Niềng Răng Ai Cũng Có Thể Thực Hiện

Niềng răng thường sẽ gặp những cơn đau, khó chịu ở nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi phương pháp niềng cũng có các mức độ đau khác nhau. Hãy cùng xem các thông tin chi tiết và tham khảo thêm 10 cách giảm đau khi niềng răng đơn giản ngay tại nhà.

Nội dung chính

Niềng răng đau khi nào?

Việc niềng răng được cho là khá đau hoặc khó chịu bởi cơ chế của niềng răng cần kéo răng về vị trí mong muốn. Tuy nhiên, tuỳ theo phương pháp mà cảm giác đau khi niềng răng sẽ khác nhau. 

Dưới đây là thông tin rõ hơn thời điểm các cơn đau diễn ra với 2 phương pháp niềng phổ biến: 

Phương pháp

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng trong suốt  

Gắn khí cụ niềng răng

Cơn đau gặp phải trong giai đoạn đặt chun tách khe, đặt band, gắn mắc cài, thay dây, nong hàm, cấy vít

Sự khó chịu thường gặp ở 1-2 khay niềng đầu tiên 

Tạo khoảng trống

Thông thường sẽ nhổ răng. Quá trình này được cho là khá đau

Có thể hạn chế nhổ răng qua việc mài kẽ IPR. Mài kẽ chủ yếu chỉ gây ê buốt nhẹ 

Tác động của khí cụ 

Có thể đau vì mắc cài, vít… làm xước môi má, lưỡi

Khay niềng trong suốt gần như không gây ảnh hưởng môi má

Khi ăn uống 

Có thể ê nhẹ khi ăn 

Chỉ cần tháo khay khi ăn và ít gặp khó chịu trong quá trình ăn uống 

Khi tháo khí cụ niềng răng

Có thể có cảm giác ê buốt khi tháo khí cụ niềng cuối liệu trình

Không có nhiều khó chịu vì việc tháo khay đã diễn ra nhiều lần khi người niềng cần ăn uống 

Với từng phương pháp, cơn đau khi niềng răng sẽ khác nhau. Tuy nhiên các cơn đau này nằm trong ngưỡng chịu đựng. Bạn cũng có thể áp dụng các bí quyết bên dưới đây để giảm đau khi niềng răng. 

10 cách giảm đau khi niềng răng mang lại hiệu quả cao

1. Chườm đá lạnh hoặc dùng đồ uống lạnh

Chườm đá hoặc dùng đồ uống lạnh sau khi niềng răng hoặc xiết răng là cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Chỉ cần dùng túi chườm lăn vào khu vực bị đau trong vài giờ đầu sẽ giúp giảm đau, giảm sưng đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngậm nước đá hoặc ăn thực phẩm lạnh như kem cũng mang lại hiệu quả tương tự

cach-giam-dau-khi-nieng-rang-bang-chuom-da

2. Súc miệng bằng nước muối

Khi đeo các khí cụ nha khoa, lực tác động lên răng thường gây cảm giác ê buốt, khó chịu. Ngoài ra, một số loại mắc cài có thể tiếp xúc với khoang miệng gây trầy xước. Để làm giảm cơn đau do tình trạng này gây ra, bạn có thể súc miệng bằng muối pha với nước ấm nhằm làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây viêm loét.

3. Sử dụng sáp nha khoa

Sử dụng sáp nha khoa sau khi đeo niềng răng có tác dụng tạo lớp đệm, giảm tình trạng các mô mềm trong khoang miệng cọ xát với mắc cài gây trầy xước, viêm nhiễm. Đây là cách giảm đau khi niềng răng tạm thời, phù hợp với hầu hết các hình thức niềng hiện nay.

4. Ăn thức ăn mềm, loãng

Răng khi mới niềng hoặc mới xiết thường có cảm giác đau và khá ê buốt. Do đó, để tránh chịu tác động từ lực ăn nhai, bạn nên chọn các loại thực phẩm mềm, loãng, dễ nuốt như canh, súp, cháo… Điều này cũng hạn chế nguy cơ thực phẩm cọ xát với mắc cài, dây cung làm các cơn đau nghiêm trọng hơn hoặc hư hỏng các khí cụ này.

Những thực phẩm mềm như cháo, súp rất tốt cho người mới niềng răng

Xem thêm: Mới niềng răng nên ăn gì?

5. Thường xuyên massage nướu răng

Cách massage nướu răng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tay nhẹ nhàng xoa bên ngoài để giúp các mô được thoải mái, hạn chế cảm giác đau nhức khi răng miệng làm quen với các khí cụ nha khoa.

6. Vệ sinh răng miệng khi niềng răng đúng cách

Trong quá trình ăn uống, các mảnh vụn thức ăn rất dễ bị mắc vào kẽ răng hoặc mắc cài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi… Do đó, bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng bàn chải chuyên dụng, chỉ nha khoa hoặc tăm nước… để tránh làm bung mắc cài gây đau nhức và làm gián đoạn quá trình niềng răng.

Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của các sản phẩm chăm sóc răng miệng hiện đại như bàn chải điện, tăm nước… 

7. Dùng thuốc giảm đau

Trong trường hợp những cách được đề cập ở trên không mang lại hiệu quả như mong đợi, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế cơn đau nhanh hơn. Tuy nhiên, việc uống thuốc giảm đau cần theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

8. Dùng thuốc tê

Bên cạnh thuốc giảm đau thì thuốc tê cũng là một cách giảm đau khi niềng răng tạm thời bạn có thể cân nhắc. Loại thuốc này rất dễ tìm mua tại các hiệu thuốc hoặc ngay tại trung tâm nha khoa bạn thực hiện niềng răng. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc gây tê không kéo dài lâu, bạn nên cân nhắc sử dụng vào thời điểm thích hợp

cach-giam-dau-khi-nieng-rang-bang-cach-uong-thuoc-giam-dau

9. Hạn chế vận động mạnh

Khi mới niềng hoặc siết răng, bạn nên hạn chế tham gia các hoạt động thể dục, thể thao hoặc vận động mạnh. Điều này sẽ làm tăng lực tác động lên khung hàm, khiến các cơn đau nghiêm trọng hơn.

han-che-van-dong-manh-de-giam-dau-khi-nieng-rang

10. Lựa chọn cơ sở niềng răng uy tín 

Điều cuối cùng như cũng vô cùng quan trọng là bạn hãy cân nhắc, lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín, bác sĩ tay nghề cao. Điều này đảm bảo kỹ thuật thực hiện cũng như chất lượng khí cụ sử dụng đúng tiêu chuẩn y tế, tránh nguy cơ xảy ra các sự cố ngoài ý muốn.

Thực tế các cơn đau khi niềng răng được cho nằm ở ngưỡng chịu được, bạn có thể giảm nhẹ các cơn khó chịu bằng cách được liệt kê bên trên.

Nếu bạn gặp phải những cơn đau quá mức, hãy nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được kiểm tra kịp thời. 

Hiện nay nhiều người đang lựa chọn phương pháp niềng răng trong suốt để ít gặp phải các cơn đau hơn cũng như liệu trình niềng tiện lợi, thoải mái hơn.

Bạn có thể cân nhắc về Zenyum, một thương hiệu từ Singapore khá được yêu thích tại Việt Nam. Zenyum hợp tác với các nha khoa đối tác uy tín trên khắp Việt Nam và liệu trình niềng cá nhân hoá cho từng khách hàng. 

Bạn có thể biết rõ hơn về liệu trình này qua video bên dưới: 

Tìm hiểu thêm về Zenyum?

Chỉ mất 5 phút để thực hiện ĐÁNH GIÁ RĂNG

bạn sẽ biết mức độ phù hợp của mình với Zenyum. 

Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!

* Bài viết này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại bài viết này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Có thể bạn quan tâm

Ngôn ngữ

10 Cách Giảm Đau Khi Niềng Răng Ai Cũng Có Thể Thực Hiện

Miễn trừ trách nhiệm

* Bài viết này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại bài viết này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

免責聲明

本設備或軟件不會用作任何醫療用途(包括任何醫療狀況或疾病的檢測、診斷、監測、管理或治療)。 此設備或軟件提供的任何與健康相關的信息不應被視為醫療建議。 請諮詢醫生以獲取所需的任何醫療建議。

This site is registered on wpml.org as a development site.