8 September 2022

8 mins read

Răng hô là gì? Phân loại và các phương pháp điều trị | Zenyum VN

Răng hô là một trong các khuyết điểm về răng thường thấy. Dù vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được về nguyên nhân cũng như phương pháp phù hợp nhất để giải quyết tình trạng này. Xem ngay bài viết dưới đây để có được những thông tin cần thiết nhé!

Nội dung chính

Răng hô là gì?

Răng hô hay còn được gọi với cái tên khác là răng hô vẩu. Đây là một trong các khuyết điểm về răng thường thấy, do răng hoặc xương hàm trên mọc nhô ra phía trước so với khuôn hàm chuẩn gây mất thẩm mỹ.

răng hô nặng

Răng hô là tình trạng răng hoặc xương mọc nhô ra phía trước so với khuôn hàm chuẩn (Nguồn: tham khảo)

Các mức độ của răng hô

Răng hô nhẹ

Răng hộ nhẹ là tình trạng răng hàm trên không khớp so với hàm dưới, có xu hướng đưa về phía trước nhưng ở mức độ nhẹ, không tạo ra khoảng cách quá lớn so với hàm dưới. Thường các trường hợp hô nhẹ không thể hiện rõ khi ngậm miệng, chỉ có thể nhận biết khi cười.

Răng hô nặng

Tình trạng này có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường vì răng ở hàm trên mọc chìa ra phía trước khá nhiều so với hàm còn lại. Răng hô nặng có thể nhìn thấy rõ ngay cả ngay khép miệng, tác động khá nhiều đến yếu tố thẩm mỹ. Để biết được bản thân gặp phải tình trạng hô nhẹ hay hô nặng, bạn nên gặp nha sĩ để được kiểm tra một cách chính xác.

khớp cắn đối đầu

Răng hô sẽ có mức nhẹ hoặc nặng, răng hô nặng thường sẽ cần điều trị phức tạp và nhiều thời gian hơn (Nguồn: tham khảo)

Các dạng răng hô

​​Răng hô hàm trên

Biểu hiện của tình trạng này là cấu trúc xương hàm trên phát triển quá mức so với hàm răng dưới khiến phần xương hàm phía trên có xu hướng nhô ra bên ngoài. Răng hô hàm trên làm mất sự tương quan giữa hai hàm, khiến khuôn mặt trông thiếu cân đối và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.

>>> Tìm hiểu thêm: Răng vẩu hàm trên nên điều trị như thế nào hiệu quả nhất

Răng hô hàm dưới

Răng hô hàm dưới còn được gọi là tình trạng móm. Đây là hiện tượng hàm dưới có xu hướng chìa ra phía trước so với hàm trên. Răng hô hàm dưới khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ, cững có thể gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.

>> Xem thêm: Hô hàm có niềng răng được không và giải pháp là gì?

Nguyên nhân khiến răng bị hô vẩu

Hô do răng

Nguyên nhân chính là do sự mọc lệch của răng trên khuôn hàm, đặc biệt là vị trí răng cửa mọc chìa ra bên ngoài thay vì mọc song song theo phương thẳng đứng. Ngoài ra, hô do răng cũng có thể do kích thước răng quá to, khiến cho cung hàm không đủ chỗ trống cho răng mọc lên. Từ đó, răng có xu hướng mọc chìa ra ngoài hoặc mọc chen chúc không đều nhau.

Hô do hàm

Trong trường hợp này, răng mọc bình thường. Tuy nhiên, cấu trúc xương hàm lại có xu hướng phát triển ngoài sự kiểm soát. Hàm trên phì đại, mọc chìa ra phía ngoài nhiều so với hàm dưới. Răng hô do hàm cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bẩm sinh.

Hô do cả răng và hàm

Đây là dạng hô khá nặng vì do cả răng và hàm mọc lệch gây nên.

>> Tham khảo thêm: Răng móm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Hình ảnh răng hô nặng

Răng hô có thể là do nguyên nhân răng mọc lệch hoặc do cấu trúc xương hàm phát triển ngoài sự kiểm soát

(Nguồn: tham khảo)

Các ảnh hưởng của răng hô

Răng hô gây hở lợi

Răng hô kèm theo hiện tượng cười hở lợi. Nguyên nhân là do nướu răng bị lộ ra nhiều vì răng có chiều dài quá ngắn, không tương thích với lợi nên khi cười sẽ khiến phần lợi bị lộ ra dù cơ nâng môi vẫn bình thường.

Răng hô làm môi dày

Do sự bất tương xứng giữa răng hàm trên và răng hàm dưới khiến khớp cắn bị sai lệch. Theo đó, răng hàm trên bị đưa ra ngoài quá mức sẽ khiến cho phần miệng không khép được hoặc môi trở nên dày và nhọn.

Nhìn chung, răng hô chủ yếu gây nên các vấn đề về thẩm mỹ, khiến người gặp phải khuyết điểm này trở nên tự tin trong giao tiếp hay công việc hằng ngày.

Răng hô khiến nụ cười của bạn trở nên mất thẩm mỹ (Nguồn: tham khảo)

Cách điều trị răng hô phổ biến

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ thường được áp dụng cho các trường hợp hô kèm theo răng không đều hoặc xấu bề mặt. Tuy nhiên, để có thể tiến hành phương pháp này, nha sĩ sẽ mài cùi răng thật bị hô. Việc này có thể làm cho răng yếu di, thậm chí có thể hủy hoại cấu trúc răng nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật.

Bọc răng sứ cần phải mài cùi răng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng (Nguồn: tham khảo)

Phẫu thuật chỉnh hàm

Đối với các trường hợp hô do hàm nghiêm trọng thì cần áp dụng giải pháp phẫu thuật chỉnh hàm, tác động trực tiếp vào cấu trúc của xương hàm. Do vậy, mặc dù phương pháp này giúp khắc phục khuyết điểm hô nhanh chóng nhưng đòi hỏi chi phí cao và yêu cầu bác sĩ thực hiện cần có chuyên môn cao, thiết bị y tế hiện đại để quá trình phẫu thuật hàm diễn ra an toàn nhất. Người thực hiện cũng phải chịu nhiều đau đớn và cần thời gian phục hồi khá lâu.

điều trị răng hô nặng

Phẫu thuật hàm yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao để đảm bảo phẫu thuật diễn ra an toàn (Nguồn: tham khảo)

Niềng răng hô

Niềng răng là giải pháp chỉnh nha giúp cải thiện khuyết điểm hô được khuyến khích áp dụng hiện nay. Bằng cách sử dụng các khí cụ chỉnh nha với chi phí hợp lý, phương pháp này sẽ giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên khuôn hàm, giải quyết răng hô một cách hữu hiệu. Có hai hình thức niềng răng hô phổ biến, cụ thể đó là:

Niềng răng mắc cài truyền thống

Niềng răng mắc cài truyền thống sử dụng mắc cài được làm từ sứ cao cấp, thép không gỉ,…và hệ thống dây cung niềng răng để kéo chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn trên khuôn hàm. Tuy nhiên, phương pháp này khiến cho việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng cũng như ăn nhai bị ảnh hưởng bởi mắc cài dễ vướng vào môi, nướu hay má trong, gây trầy xước thậm chí là chảy máu, khiến quy trình niềng răng trở nên không thoải mái và đau đớn.

niềng răng mắc cài

Các phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống gây bất tiện khi vệ sinh răng miệng, khiến quá trình niềng răng không thoải mái

Niềng răng trong suốt Zenyum

Niềng răng trong suốt Zenyum là giải pháp chỉnh nha hiện đại từ Singapore được yêu thích hiện nay.

Thay vì sử dụng mắc cài hay dây cung như phương pháp niềng răng truyền thống, với Zenyum, bạn sẽ mang b khay niềng trong suốt đảm bảo tính thẩm mỹ, có khả năng tháo lắp dễ dàng trong cả quá trình niềng. Điều này giúp bạn thuận lợi hơn khi vệ sinh răng miệng hoặc ăn uống trong khi niềng.

Ngoài ra, giá niềng răng trong suốt  Zenyum cũng được giữ ở mức hợp lý với với liệu trình hiện đại và hiệu quả được cam kết – chỉ từ 45.000.000 VNĐ cho các trường hợp hô nhẹ và trung bình; từ 66.000.000 VNĐ cho những trường hợp phức tạp hơn.

mang-khay-nieng-trong-suot

Niềng răng trong suốt Zenyum sử dụng khay niềng có khả năng tháo lắp dễ dàng khiến việc ăn uống trở nên thuận tiện hơn khi niềng

Zenyum tập trung nhiều vào yếu tố công nghệ, mang đến trải nghiệm niềng răng tiết kiệm thời gian nhưng hiệu quả vẫn được đảm bảo. Do vậy, đã có nhiều người lựa chọn đồng hành cùng Zenyum và kết quả rất đáng mong đợi.

Hình ảnh thay đổi tích cực trước và sau khi niềng răng trong suốt Zenyum

Trên đây là các thông tin về khuyết điểm răng hô cũng như các phương pháp giúp cải thiện răng hô hiện nay. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp để lên kế hoạch khắc phục tình trạng răng vẩu ngay hôm nay để sớm có được nụ cười thẩm mỹ.

Để biết thêm thông tin và tham gia liệu trình với Zenyum, đánh giá răng miễn phí ngay tại đây

Tìm hiểu thêm về Zenyum?

Chỉ mất 5 phút để thực hiện ĐÁNH GIÁ RĂNG

bạn sẽ biết mức độ phù hợp của mình với Zenyum. 

Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!

* Lưu ý: Mọi thông tin được trình bày tại bài viết này không phải là lời khuyên trực tiếp từ các Chuyên gia y tế. Nếu cần lời khuyên và tư vấn cụ thể cho vấn đề của bạn, vui lòng liên hệ trực tiếp các Chuyên gia và Bác sĩ có chuyên môn. Tuỳ tình trạng và cấp độ mà các phương pháp Zenyum có thể giải quyết vấn đề răng với độ hiệu quả khác nhau.

Bạn muốn biết rõ hơn về Zenyum?

Đánh giá răng MIỄN PHÍ ngay!

  • Hidden
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Ngôn ngữ

Răng hô là gì? Phân loại và các phương pháp điều trị | Zenyum VN

Miễn trừ trách nhiệm

* Bài viết này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại bài viết này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

免責聲明

本設備或軟件不會用作任何醫療用途(包括任何醫療狀況或疾病的檢測、診斷、監測、管理或治療)。 此設備或軟件提供的任何與健康相關的信息不應被視為醫療建議。 請諮詢醫生以獲取所需的任何醫療建議。

This site is registered on wpml.org as a development site.